Thời đại công nghệ 4.0 các hình thức tiếp thị, quảng cáo trực tuyến ngày càng đa dạng nhưng lợi ích của việc quảng cáo trên truyền hình không phải loại hình nào cũng có thể mang lại. Quảng cáo trên TV là kênh truyền thông tốn kém nhất nhưng vẫn là một cách hiệu quả nhất để các công ty truyền tải thông điệp của họ đến nhiều đối tượng, điều này khiến chi phí quảng cáo trên truyền hình trở nên đáng giá.
Các lợi ích quảng cáo truyền hình là rất nhiều. Một trong số đó là nó được người tiêu dùng ghi nhớ nhiều hơn so với quảng cáo trên các nền tảng khác như YouTube hay Facebook. Quảng cáo truyền hình cũng có thể được cá nhân hóa với thông tin địa phương và phương tiện truyền thông xã hội để tăng mức độ tương tác.
Mục đích của quảng cáo trên truyền hình:
-
Quảng cáo thông tin sản phẩm
Thông báo đến khán giả, người tiêu dùng về tính năng, mục đích của sản phẩm, dịch vụ hiện có mới. Bên cạnh đó còn thông báo đến người tiêu dùng về cách sử dụng, sự thay đổi về tính năng, giá,… của sản phẩm, dịch vụ. Từ đó hình thành dần hình ảnh thương hiệu của sản phẩm, của doanh nghiệp đến khách hàng.
-
Quảng cáo thuyết phục người tiêu dùng
Bên cạnh đó việc xây dựng lòng tin, thuyết phục người tiêu dùng cũng là một phần không thể thiếu trong quảng cáo. Xây dựng hình ảnh, thuyết phục và thay đổi cách nhìn của người tiêu dùng đổi sang sản phẩm của mình.
-
Quảng cáo nhắc nhở
Khi đã có chỗ đứng nhất định trong lòng khách hàng việc quảng cáo gợi nhắc là điều không thể thiếu cũng như việc khẳng định lại chất lượng của sản phẩm, dịch vụ đến khách hàng.
Ưu điểm nổi bật của quảng cáo trên truyền hình:
-
Phương thức tiếp thị đặc biệt:
Quảng cáo trên truyền hình là sự kết hợp đặc biệt giữa hình ảnh động, âm thanh, màu sắc sinh động kết hợp với kỹ xảo đặc biệt mang đến cho người xem hình ảnh về sản phẩm một cách sống động và chân thực nhất. Từ đó thu hút người xem, gây tò mò, kích thích người tiêu dùng hơn về sản phẩm, dịch vụ của mình.
-
Người xem tiếp nhận một cách bị động:
Khi xem TV việc gặp phải những quảng cáo một cách bất ngờ là điều không tránh khỏi, dù người xem có chuyển kênh thì vẫn có quảng cáo của kênh khác. Việc tiếp nhận bị động ở chỗ người xem không được chọn thời điểm xem, nội dung cũng như thời lượng quảng cáo trên truyền hình.
-
Quảng cáo trên truyền hình có tính xã hội hóa cao:
Quảng cáo trên truyền hình có số lượng khán giả tiếp cận thông tin nhiều nhất, tiếp cận tới mọi lứa tuổi, hộ gia đình giúp đông đảo công chúng biết tới, gia tăng mức tiêu thụ sản phẩm
-
Thông điệp có tính tập thể:
Người xem có thể tiếp cận cùng một thời điểm cùng một quảng cáo trên cùng một phương tiện điều mà không phải loại hình quảng cáo nào cũng làm được.
-
Tăng cơ hội sáng tạo của các công ty Truyền thông:
Luôn thay đổi và đổi mới không ngừng sáng tạo phải có nội dung tươi mới, không gây nhàm chán để thu hút người xem. Đặc biệt mỗi công ty đều có thể thể hiện sự sáng tạo và cá tính của doanh nghiệp mình qua từng sản phẩm.
Lợi ích của quảng cáo trên truyền hình:
-
Đối với doanh nghiệp:
Mỗi một quảng cáo, một sản phẩm đều mang dấu ấn cá nhân của của từng doanh nghiệp. Thông điệp chính là thay lời nhắn nhủ của từng doanh nghiệp tới thương hiệu, sản phẩm của họ. Thông qua quảng cáo doanh nghiệp còn có thể thông báo tới khách hàng của mình về giá cả, thành phần, chức năng, công dụng,… sản phẩm, dịch vụ của họ. Bên cạnh đó còn giúp doanh nghiệp được nhiều người biết đến sản phẩm, thương hiệu của họ hơn mở rộng được thị trường, thúc đẩy doanh thu và tăng doanh số,…
-
Đối với người tiêu dùng:
Truyền hình là kênh truyền thông giúp công chúng cập nhật thông tin, giải trí,… thông qua quảng cáo giúp công chúng biết đến nhiều loại hình sản phẩm, tìm được sản phẩm mình mong muốn, cung cấp đầy đủ thông tin đảm bảo chất lượng và uy tín.
-
Đối với xã hội:
Thông qua quảng cáo còn giúp con người tiếp nhận những thông điệp đầy nhân văn mà doanh nghiệp gửi gắm đến xã hội và người tiêu dùng.
Hình thức quảng cáo trên truyền hình:
-
Quảng cáo bằng Logo
Logo thường được đặt ở góc màn hình khi phát sóng các chương trình truyền hình.
-
Quảng cáo chạy chữ panel:
Đây là hình thức quảng cáo đơn giản nhất, thông điệp sẽ được chạy chữ bên dưới khung hình khi đang phát sóng các chương trình truyền hình.
-
Quảng cáo bằng TVC:
Đây được coi là hình quảng cáo mang lại hiệu quả nhất hiện nay. Một quảng cáo sẽ kéo dài vài chục giây trong đó bao gồm hình ảnh động, âm thanh, kỹ xảo sống động và chân thực truyền tải đầy đủ thông tin, thông điệp của sản phẩm, dịch vụ cũng như thương hiệu của doanh nghiệp. Vì hiệu quả mà nó mang lại nên chi phí cũng không hề rẻ đặc biệt vào những khung giờ vàng.
-
Quảng cáo bằng Pop-up:
Hình thức này có điểm tương đồng với hình thức quảng cáo chạy chữ hay panel cũng nằm môt góc trong khung hình được chạy song song với chương trình đang phát sóng. Loại hình này được khá nhiều nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ ưa chuộng.
-
Tài trợ chương trình truyền hình:
Đây là hình thức được nhiều doanh nghiệp lớn ưa chuộng và sử dụng khá nhiều hiện nay. Có hai loại chính là tài trợ sản xuất và tài trợ phát sóng. Thương hiệu cũng như sản phẩm của doanh nghiệp sẽ được nhắc đến trong chương trình và các nhà tài trợ sẽ được đặt logo thương hiệu của mình xuyên suốt chương trình phát sóng.
-
Tư vấn tiêu dùng và giới thiệu sản phẩm:
Loại hình này có điểm điểm tương đồng như quảng cáo TVC nhưng sẽ có thời lượng kéo dài hơn và sản phẩm, dịch vụ được giới thiệu chi tiết hơn tới người tiêu dùng.
Trên đây là những thông tin chi tiết về lợi ích có được khi quảng cáo trên truyền hình. Bên cạnh những lợi ích vẫn còn những nhược điểm khi quảng cáo truyền hình chưa được đề cập đến nhưng những lợi ích nó đem lại không phải loại hình quảng cáo khác có thể thay thế được.