Giống và khác biệt giữa Truyền thông và Marketing

Hiện nay, Marketing và Truyền thông (Communication) đang ngày càng trở nên khá thông dụng. Nhưng người dùng đôi khi cũng nhầm lẫn cả hai thuật ngữ này. Việc phân biệt tốt hai khái niệm này sẽ giúp cho doanh nghiệp của bạn phát triển hiệu quả. Để giúp mọi thứ rõ ràng hơn, các nội dung dưới đây sẽ lần lượt chỉ ra một vài điểm khác biệt cơ bản giữa Marketing và Truyền thông.

Điểm giống nhau giữa Truyền thông và Tiếp thị (Marketing)

Qua quá trình nghiên cứu của các chuyên gia cũng như áp dụng vào thực tế, hai công cụ Truyền thông và Marketing bổ sung cho nhau. Cả hai đều góp phần để nâng cao mục tiêu của doanh nghiệp. Một số nội dung tương đồng lớn nhất giữa tiếp thị và truyền thông bao gồm:

Marketing vs Communication

Các công cụ sử dụng

Marketing và Truyền thông đều sử dụng các công cụ như truyền hình, báo in, các trang mạng xã hội để truyền tải thông điệp của doanh nghiệp.

Tập trung vào nhận thức về thương hiệu 

Truyền thông là kể câu chuyện về một thương hiệu. Còn Marketing lại thực thực hiện công việc quảng cáo thông điệp đó. Cả hai chia sẻ trách nhiệm bảo vệ và nâng cao nhận thức cho một thương hiệu. 

Mục tiêu chung là thu hút khách hàng

Các hoạt động của tiếp thị và truyền thông đều hướng tới mục tiêu tương tác với khách hàng. Cho dù bạn muốn kết nối với khách hàng mới hay giữ chân khách hàng hiện có, công cụ tiếp thị và truyền thông đều tập trung nỗ lực vào khách hàng.

Sự khác biệt giữa Truyền thông và Tiếp thị

Marketing vs Communication

Bên cạnh các điểm tương đồng của hai công cụ quảng bá trên, giữa chúng còn có nhiều điểm riêng biệt. Bảng biểu dưới đây sẽ chỉ ra các điểm khác biệt, cụ thể:

STT

TIÊU CHÍ SO SÁNH

TRUYỀN THÔNG

MARKETING

1 Mục đích của hai công cụ

Liên quan đến giao tiếp, kể chuyện và truyền tải thông điệp, thường sử dụng động từ “tell”.

Mục tiêu cuối cùng của hàng loạt các quá trình là thay đổi thái độ của khách hàng, tăng độ nhận diện cho thương hiệu.

Liên quan đến lĩnh vực kinh tế Sale nên mục đích là sản phẩm và doanh thu.

Có thể nói, mục đích của công cụ này chính là để doanh nghiệp đạt được những mục tiêu kinh doanh như lợi nhuận, thị phần, doanh thu,…

2 Các công việc cần thực hiện Là một lĩnh vực rộng lớn bao gồm nhiều ngành nghề chuyên môn. Chẳng hạn các hoạt động chính như báo chí, quan hệ công chúng, truyền thông nội bộ, sáng tạo nội dung, sản xuất ấn/sản phẩm và xây dựng thương hiệu.  Marketing không chỉ thực hiện chức năng quảng cáo mà bao gồm trong đó rất nhiều công việc. Từ việc tham gia phát triển sản phẩm mới, khảo sát thị trường để tìm ra vấn đề thực sự của khách hàng, lập kế hoạch truyền thông đến đánh giá, kiểm soát kết quả thu được.
3 Thứ bậc của khách hàng đối với hai công cụ này Khách hàng là người bạn đồng hành của các nhà truyền thông tại một thời điểm nào đó để truyền tải thông điệp nào đó. Khách hàng là vua trong tiếp thị.
4 Tập trung vào những con số Cần sự khéo léo, thông minh và khả năng giao tiếp tốt. Nó không quá quan trọng vào tính toán mà tập trung các công việc như viết lách, sáng tạo nội dung,… Công cụ tiếp thị có xu hướng phân tích và báo cáo kết quả quảng  cáo bằng các con số cụ thể.

liên quan rất nhiều đến tính toán, tư duy và khả năng logic.

5 Sử dụng lời nói nhiều hơn Họ quan tâm đến việc việc viết bản sao hấp dẫn sẽ thu hút khách hàng tiềm năng và giữ chân khách hàng. 

Ngoài ra, họ có thể thay đổi giọng nói  phụ thuộc vào đối tượng mà họ đang nhắm đến.  

Tiếp thị không sử dụng nhiều lời nói mà chủ yếu là các chiến dịch quảng cáo ngắn gọn cùng với các hình ảnh ấn tượng, độc đáo nhằm gây sự chú ý với khách hàng.
6 Đo lường được thái độ của người tiêu dùng  Nhà truyền thống quan tâm đến thái độ khách hàng đối với thương hiệu của họ một cách trực diện trong quá trình giao tiếp. Các nhà tiếp thị không thể nhìn thấy thái độ của khách hàng rõ ràng bởi ý kiến khách hàng chỉ thể hiện qua các lời bình luận.
7 Đo lường những hành vi của người tiêu dùng Trong quá trình giao tiếp trực tiếp với khách hàng của các nhà truyền thông thì khách hàng ít biểu lộ các hành vi nào. Vì vậy, công cụ này bạn khó xác định hành vi, cử chỉ của khách hàng. Các nhà tiếp thị có thể đo lường số lượt truy cập của khách hàng một cách nhanh chóng và chi tiết. Chẳng hạn khi bạn yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin, các hoạt động trong email như lượt mở và lượt nhấp của khách hàng.
8 Đào tạo các chuyên ngành  Các chuyên ngành truyền thông như Quảng cáo (Advertising), Broadcasting, Quan hệ công chúng (Public Relations – PR), Marketing, Filmmaking and Videography, báo chí (Journalism). Bao gồm các chuyên ngành như Digital Marketing, Marketing Research and Analytics, Marketing Management, Integrated Marketing Communications, Professional Selling and Sales Management, Social Media Marketing.

Trên đây là các nội dung tổng hợp về sự tương đồng và khác biệt giữa Marketing và Truyền thông. Hy vọng bài viết sẽ bổ sung thêm thông tin hữu ích cho bạn. Từ đó giúp bạn hiểu đúng và vận dụng phù hợp nhé!

Leave Comments

Scroll
0931636136
0931636136